Cung Cấp Trái Phật Thủ
Thông tin liên hệ
Phật Thủ là Quả có hình thù như bàn tay Phật, đông đảo khách hàng rất chuộng trong việc thờ cúng dâng Phật, tổ tiên Ông Bà trong những dịp rằm, tết nguyên đán... Với mong muốn cầu mong cho gia đạo Hưng Long, Thịnh vượng, mang điều may mắn, tiền tài dồi dào trong năm.
Từ xưa đến nay Quả Phật thủ được tôn vinh là “Tiên phẩm trong các loại quả, kỳ thảo trên đời“, rất có giá trị thưởng thức: Hình dáng quả đặc biệt, đẹp, khoẻ như bàn tay của Quan âm, hoặc nắm vào hoặc duỗi ra, muôn hình vạn trạng, rất thú vị. Sau khi chín, quả có màu vàng kim, óng ánh, mùi thơm thoang thoảng, thấm vào trong tim, khiến cho con người thấy tinh thần sảng khoái; có thể nói là “sắc, hương, hình” đều tuyệt.
Phật Thủ
Mặc dù Phật thủ không thể so sánh được với Mai, Lan, Cúc và Trúc, nhưng Phật thủ cũng có lịch sử lâu đời và văn hóa sâu sắc. Văn nhân thời xưa đã đưa Phật thủ vào trong văn thơ và hội họa, trở thành đối tượng miêu tả của văn học và mỹ thuật.
Trong tác phẩm văn học nổi tiếng “Hồng lâu mộng“, khi miêu tả về cách bày trí trong phòng Thám Xuân, Tào Tuyết Cần đã xếp Phật thủ cùng hàng với thư pháp của Nhan Chân Khanh
– Một thư pháp gia nổi tiếng của Triều Đường, từ đó có thể thấy trong con mắt của Tào Tuyết Cần ......thì Phật thủ là một loại quả thưởng thức cao quý, sang trọng và tao nhã.
Như vậy có thể thấy rằng, Phật thủ là một vật phẩm quý hiếm trong các loại quả, vừa dùng để ngắm, thưởng thức hương thơm dịu nhẹ, thuần khiết, vừa để điểm xuyến trên mâm ngũ quả ngày tết, tặng bạn bè, bày ở phòng khách, trong chùa chiền và gia đình.
Quả Phật thủ – quả tay Phật ngoài dùng vào việc thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn, loại quả này còn có nhiều công dụng khác như chế biến thành những món ngon hoặc dùng vào việc chữa bệnh.
Công dụng chữa bệnh từ kim ngân hoa Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Hoa nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột. Phần lõi xốp nếm không có vị đắng, vì vậy quả phật thủ có thể được sử dụng phần lõi bên trong hoặc dùng cả quả. Sử dụng vỏ để tăng thêm hương vị cho món ăn. Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm.
Hãy cùng khám phá tổng hợp 8 tác dụng của cây phật thủ khiến người dùng phải bất ngờ
– Tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em.
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Phật thủ dùng ngày từ 3 – 6 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt. Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần
– Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần
– Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống. – Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày. – Chữa đau dạ dày do lạnh Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần
– Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
- Viêm gan truyền nhiễm Phật Thủ
Liên hệ: 01225848756 - 0989930906 Cô Sáu
Tags: Cung Cấp Trái Phật Thủ
Sầu Riêng Sạch 3 Bao, Sầu Riêng Chín Tự Nhiên Tại Vườn
SẦU RIÊNG SẠCH 3 BAO - Đ/c: 898 Trường Sa, P.13, Quận 3 - Tel: 0983211107
Cửa Hàng Bán Sầu Riêng Ngon Ở Quận 3 - Sầu Riêng Chín Tự Nhiên Tại Vườn 90K
SẦU RIÊNG SẠCH 3 BAO - Đ/c: 898 Trường Sa, P.13, Quận 3 - Tel: 0983211107